The KAfe – đại diện cho sự thất bại
của các hãng Café tại Việt Nam. The KAfe thành 1 hot trend tại thời điểm ra mắt.
Nhưng tại sao 1 sản phẩm nóng như vậy lại nhanh chóng sụp đổ khi nhận tiền đầu
tư?
Thành công đáng mơ ước
Đào Chi Anh – CEO của The KAfe, cô
gái sinh năm 1984 đã từng là tấm gương start-up cho hàng nghìn bạn trẻ. Cùng với
những am hiểu về ầm thực, sự liều lĩnh; The KAfe đã ra đời trong sự tâm huyết của
Đào Chi Anh.
The KAfe nổi lên như một hiện tượng
trong giới “Cà Phê”. Đứng trước những đối thủ lớn đã ghi dấu ấn như Starbucks,
Highlands, Trung Nguyên, …; The KAfe như thổi một làn gió mới cho giới trẻ sành
cà phê. Sau một tháng kinh doanh, cửa hàng đã thu về số vốn để để trả cho nhân
viên và duy trì hoạt động. Theo Bota.vn, (2019), liên tiếp sau đó là chuỗi các
thương hiệu từ The KAfe, The KAfe Vintage, The Kafe Box, The Burger Box nổ ra.
Cùng với mở rộng đến 26 cửa hàng ở cả Hà Nội và Sài Gòn.
Thất bại của The KAfe
Những thành công nhanh chóng tưởng
chừng như sẽ còn đưa The KAfe trở thành một trong những trụ cột của Start-up Việt.
Mở rộng kinh doanh nhanh chóng với hàng chục cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM, tuy
nhiên kết quả kinh doanh của chuỗi này cũng nhanh chóng đi xuống. Nhưng bất ngờ,
năm 2016 hoạt động của thương hiệu này chững lại Tiếp sau đó, lùm xùm về chiếm
dụng vốn kinh doanh khiến cho The KAfe rơi vào quên lãng. The KAfe bị đối tác tố
chây ì công nợ và chiếm dụng vốn kinh doanh đến hàng tỷ đồng. Chưa biết ai đúng
ai sai, nhưng scandal này đã khiến The KAfe ảnh hưởng không nhỏ.
Người ta bắt đầu thấy các cửa hàng
của The KAfe liên tiếp đóng cửa, tháo biển và được sang nhượng. Rồi đến khi CEO
Chi Anh đăng tải thông báo từ 25/10 cô sẽ chính thức rời khỏi vị trí CEO của
The KAfe. Thì lúc đó, người ta ngầm hiểu rằng, thương hiệu đình đám này có lẽ
đã thực sự chấm dứt.
Nhũng vấn đề được nhìn nhận sau thất
bại của The KAfe
Trước đây quán cà phê chuyên phục vụ
đồ uống. Nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn. Nhưng hiện nay, nhà hàng có phục vụ cả
đồ uống. Và ngược lại, các quán café phục vụ thêm đồ ăn như mô hình cà phê -
cơm trưa văn phòng chẳng hạn… Mô hình kết hợp ăn & uống như The KAfe đã
không còn mới nữa, concept Âu - Á với sự hiện đại cũng không đủ tạo ra sự khác
biệt và nổi bật.
Mức giá của The KAfe được đánh giá
là khá cao, thực đơn đồ ăn ở đây thì có chút lai giữa món ăn nhanh, ăn chơi và
khó phục vụ 1 nhu cầu bữa ăn cụ thể của người Việt. Sản phẩm của The KAfe chỉ lạ
chứ để đánh giá là ngon thì không.
Không gian của The KAfe được đánh
giá là thiết kế hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay đây là điều mà rất
nhiều thương hiệu café khác cũng làm, không riêng gì The KAfe. The KAfe không mới,
không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự
khác biệt. Khách hàng có thể nhận diện được The KAfe. Nhưng để cảm hay hiểu được
The KAfe là gì và mô tả style của nó một cách ngắn gọn thì không. Nhưng với Cộng,
khách hàng không chỉ nhận diện được mà họ sẽ nói ngay được Cộng là gì: Cộng là
“hoài cổ” là “bao cấp”.
Nếu ai chưa từng đến hoặc chưa từng
biết về The KAfe sẽ cho rằng họ chuyên về đồ uống bởi cái tên The KAfe khiến
khách hàng liên tưởng đến “cà phê”. Nhưng thực tế thì sao? The KAfe là ăn &
uống. Dường như chính The KAfe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì? Ăn
hay Uống? Với The KAfe, dù là ăn hay uống họ đều làm chưa tới. Chính vì vậy nên
báo chí cũng bối rối không biết gọi họ là chuỗi đồ uống (cà phê), chuỗi nhà
hàng hay nhà hàng-cà phê?
Lợi thế cạnh tranh của The KAfe thời điểm đó có lẽ
là độc và đẹp. Đáng tiếc đây lại là lợi thế không bền vững, vì nó hướng vào
nhóm tuổi khá trẻ, những người rất dễ bị tác động bởi cái mới và vòng đời khách
hàng không cao. Họ nhanh chóng tìm tới những thương hiệu mới ra đời, lạ hơn, đẹp
hơn.
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng cửa
hàng khi chưa tìm ra quy trình, bảng biểu, điều lệ quản lý nhanh chóng làm chất
lượng phục vụ cũng như sản phẩm The KAfe khó ổn định. Trải nghiệm khách hàng vốn
đã háo hức, kỳ vọng thử cái mới, lại dần thất vọng. Quy trình quản lý nhân viên
cũng chưa được hoàn thiện nên chất lượng phục vụ và cửa hàng của The KAfe đôi
khi thiếu chu đáo, tươm tất, điều lẽ ra là tất yếu ở các cửa hàng có mức giá
cao. Hệ quả, The KAfe khó tạo ra lượng khách hàng thân quen, cho dù số lượng người
tò mò đến thử khá cao.
Từ những lí do trên khiến lợi thế
“độc- đẹp- sang chảnh” của The KAfe phút chốc trở nên nhạt nhòa, kém hấp dẫn.
Và The KAfe chỉ độc lạ khi có 1, 2 cửa hàng. Còn khi nhân bản số lượng lớn, dường
như lại đang mâu thuẫn với chính giá trị cốt lõi. Có lẽ chính bản thân, Đào Chi
Anh và các nhà đầu tư cũng muốn tìm ra 1 giá trị cốt lõi mới để củng cố vị trí
của The KAfe, nhưng thật không dễ dàng.
Bài học từ thất bại của The KAfe
Thứ nhất, khẳng định giá
trị bản thân
- Để tồn tại, The KAfe chỉ có 2 cách, một là R&D để mình luôn “độc-đẹp-sang chảnh”. Hai là, tìm kiếm 1 lợi thế bền vững hơn, ví dụ như khẳng định chất lượng phục vụ, để khách hàng không chỉ cảm nhận đây là 1 nơi “đến thử cho biết” mà còn là 1 địa điểm để quay lại. Còn không, mọi nỗ lực pr, truyền thông sẽ như muối bỏ bể. Thành công chỉ đến từ cốt lõi sản phẩm, marketing chỉ giúp cốt lõi đó được trở nên rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
- Với một thương hiệu café, thượng đế đến vì 1 trong 3 lý do: sản phẩm, vị trí và không gian. Điều dễ nhận thấy với các chuỗi café phân khúc trung cao trở lên là vị trí không còn khoảng cách khác biệt nữa, bởi vì thương hiệu nào cũng chọn cho mình những vị trí đẹp và trung tâm.
- Các thương hiệu khác biệt chủ yếu bằng sản phẩm và không gian. Sản phẩm không khác biệt có thể được bù đắp bằng không gian và ngược lại. Thương hiệu có cả 2, thương hiệu sẽ có tiềm năng trở thành thương hiệu dẫn đầu.
Thứ hai, cẩn trọng trong
tìm kiếm nhà đầu tư và quá trình sau khi nhận được đầu tư
- Cẩn trọng trong đàm phán: Tiền đầu tư sẽ đi cùng hàng loạt điều kiện từ nhà đầu tư, nhất là họ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Nhà đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founder không đạt được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty. Các startup thường không xây dựng cho mình chiến lược tài chính chủ động ngay từ đầu, nên khi khát tiền, họ sẽ chấp nhận một cách mù quáng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.
- Xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi sau gọi vốn: khi có nhiều hơn các "ông chủ", bạn cần phải đảm bảo lợi ích của tất cả. Khi đó, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi làm cơ sở để thực hiện sẽ giúp đáp ứng được lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ "đồng cam cộng khổ". Ngược lại thì mâu thuẫn sẽ ra tăng.
- Quản lý tài chính một cách thông minh: Khi công ty có sự tham gia của các nhà đầu tư, việc thu - chi và tính toán lời - lỗ không còn đơn giản như khi người điều hành cũng là ông chủ. Vì thế, cần phải xây dựng được một chiến lược tài chính phù hợp và có phương pháp thực thi chiến lược ấy một cách hiệu quả.
-------------------------------------------------------
NGUYỄN ĐỨC HẬU
Người theo đuổi lý tưởng đẹp
· Phone: 0989.48.2347 (zalo)
· Website: www.nguyenduchau.asia
· Tiktok: www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia
· CLB CEO: https://zalo.me/g/lweahk430
· Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628
· Fanpage: www.facebook.com/nguyenduchauinsights
· Blog: https://nguyenduchauinsights.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét