Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì? 5 Điều Mà Nhà Đầu Tư Cần Biết Về Biên Lợi Nhuận Gộp


Một trong những yếu tố đánh giá tiềm lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nhà đầu tư hay sử dụng nhất đó chính là biên lợi nhuận gộp. Việc nắm rõ khái niệm, công thức hay cả các ý nghĩa liên quan tới biên lợi nhuận sẽ giúp đưa ra quyết định chính xác hơn.

1. Biên lợi nhuận gộp là gì? 

Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng cho bạn một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp.

Vì thế, người ta thường sử dụng thêm chỉ số mang tính tương đối dễ dàng phục vụ cho việc so sánh, đánh giá như là biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp (lợi nhuận gộp biên hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp, tiếng anh là gross profit margin hay gross margin) là chỉ số cho bạn biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng li nhun gp.

 

2. Công thức tính biên lợi nhuận gộp

Khái niệm trên được diễn giải từ công thức sau: 

Biên lợi nhuận gộp (%)

=

Lợi nhuận gộp

=

Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

 

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó:

  • Giá vn hàng bán là các chi phí trực tiếp sản xuất ra hàng hóa/dịch vụ đã bán ra. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ các việc bán sản phẩm đến cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu 
  • Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại. 

 

3. Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

 

Lợi nhuận gộp chỉ tính đến các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ và không tính đến mức độ ảnh hưởng của các khoản như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, thu nhập khác… Bởi vậy, biên lợi nhuận gộp chính là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

 

Nếu một doanh nghiệp có chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp thấp hơn trung bình ngành mà doanh thu không có nhiều khác biệt thì nghĩa là khả năng kiểm soát chi phí tại khâu sản xuất của doanh nghiệp đang kém.

 

4. Phân biệt biên lợi nhuận gộp với biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận hoạt động

Chỉ số biên lợi nhuận thuần có hạn chế đó là chưa thể hiện được hết việc quản trị chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả, có đóng góp như thế nào trong hiệu quả hoạt động chung. Khi đó, nhà quản trị và nhà đầu tư sẽ cần xem xét thêm biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng. Vì cùng là liên quan đến “biên lợi nhuận” nên các khái niệm này rất dễ gây nhầm lẫn nếu không hiểu rõ bản chất.

 

Mỗi chỉ số biên lợi nhuận sẽ gắn liền với một loại lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh. “Lợi nhuận gộp” xuất hiện đầu tiên, sau đó đến “lợi nhuận trước thuế” và cuối cùng là “lợi nhuận ròng” (lợi nhuận sau thuế). Cùng theo dõi phân tích dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm này.

Tiêu chí

Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận ròng

Công thức

=LN gộp / DT thuần

= LN trước thuế / DT thuần

= LN sau thuế / DT thuần

Diễn giải

Với mỗi 100 đồng DT thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LN gộp

Với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LN trước thuế

Với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LN sau thuế

Ý nghĩa

Phản ánh rõ về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Đánh giá rõ hơn hiệu quả của các khoản chi phí (bao gồm cả giá vốn, CP bán hàng, quản lý DN) khi tham gia vào quá trình kinh doanh.

Cho biết khả năng doanh nghiệp chuyển doanh thu thành lợi nhuận tốt như thế nào. Nhà đầu tư sẽ nhìn thấy với 1% gia tăng của doanh thu thì cổ tức mà họ nhận được sẽ tăng tương ứng bao nhiêu %

 

 

5. Biên lợi nhuận gộp như thế nào thì tốt?

Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt ta cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành. Về cơ bản, một chỉ số biên lợi nhuận gộp tốt sẽ có đặc điểm như sau:

 

Biên lợi nhuận gộp có xu hướng tăng qua các thời kỳ: Một doanh nghiệp có biên lợi nhuận tăng qua các thời kỳ là tín hiệu tích cực. Nó cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã có những cải tiến trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm khiến hiệu quả được cải thiện liên tục.

 

Biên lợi nhuận gộp cao hơn so với trung bình ngành: Biên lợi nhuận thấp chưa thể khẳng định một công ty hoạt động kém. Điều quan trọng là bạn phải so sánh chỉ tiêu này giữa các công ty trong cùng một ngành thay vì so sánh chúng giữa các ngành. Nếu chỉ số này cao hơn so với chỉ số của toàn ngành thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí hiệu quả hơn, làm ăn có lãi hơn các đối thủ cùng ngành.

 

6. Nên sử dụng biên lợi nhuận gộp trong trường hợp nào?

Biên lợi nhuận gộp sẽ phù hợp để phân tích những ngành như sản xuất công nghiệp nặng, logistics/vận tải, nông nghiệp, khai thác/chế biến khoáng sản; các lĩnh vực nặng về đầu tư tài sản cố định như: dầu khí, tiện ích cộng đồng, sản xuất điện nước.

 

Các nhóm ngành này có đặc điểm là buôn bán trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Cho nên, việc ứng dụng công nghệ để tăng năng suất nhà máy; tiết kiệm chi phí nguyên liệu chính là lợi thế cạnh tranh của các nhóm ngành này. Điều này sẽ làm giảm giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.

 

Vì thế việc tập trung vào biên lợi nhuận gộp sẽ hữu ích mà không cần dùng tới các loại lợi nhuận khác của báo cáo tài chính.

 ________________________________________

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cũng như điều khoản điều kiện của loại hình đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư nên lựa chọn tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn uy tín, tìm kiếm nguồn thông tin minh bạch. Nhà đầu tư có thể liên hệ để nhận tư vấn tại www.nguyenduchau.asia

-------------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HẬU |True Wealth

Người dí theo lý tưởng đẹp

·        Phone: 0989.48.2347 (zalo/whatsapp)

·        Website: www.nguyenduchau.asia

·        Tiktok: https://www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia

·        CLB Doanh nhân: https://zalo.me/g/lweahk430

·        Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628

·        Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenduchauinsights/

·       Blog: https://nguyenduchauinsights.blogspot.com/


#nguyenduchau