Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

NGUYỄN ĐĂNG QUANG: TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP RỰC RỠ VỚI MASAN


 NGUYỄN  ĐĂNG  QUANG

Trong  một  lần  trò  chuyện  với  giới  chức  doanh  nhân  ngày  Doanh  nhân  Việt  Nam  hồi  năm  2009,  ông  Nguyễn  Đăng  Quang  từng  kể:  “Chúng  tôi  thường  nói  với  nhau  về  câu  chuyện  2  người  cùng  được  giao  nhiệm  vụ  đi  tìm  thị  trường  cho  giày  da  tại  một  nước  rất  lạc  hậu  ở  châu  Phi.  Một  người  đi  về  rất  thất  vọng  và  báo  cáo:  ở  đó  chẳng  có  cơ  hội  nào  cả  bởi  người  dân  không  quen  đi  giày.  Người  còn  lại  thì  hồ  hởi  thông  báo:  đó  là  một  thị  trường  khổng  lồ,  tất  cả  mọi  người  đều  có  2  chân  và  chưa  ai  bán  được  một  đôi  giày  nào  cho  họ  cả.  Những  người  ở  Masan  thuộc  mẫu  thứ  2".

 

Câu  chuyện  ngắn  gọn  của  người  đứng  đầu  Masan  cũng  chính  là  lời  tự  bạch  chính  xác  nhất  về  tư  duy  kinh  doanh  của  Nguyễn  Đăng  Quang,  vị  tỷ  phú  đô  la  được  Forbes  vinh  danh.

1.      Tốm  tắt  tiểu  sử

2.      Nguyễn  Quang  Đăng  là  ai?

3.      Hành  trình  sự  nghiệp

4.      Thành tựu đang chú ý của Đăng Quang

5.      Tập đoàn Masan

6.      Triết lý kinh doanh

1.   TÓM  TẮT  TIỂU  SỬ

·      Tên  đầy  đủ  Nguyễn  Đăng  Quang

·      Ngày  sinh  23/08/1963

·      Nguyên  quán  Quảng  Trị

·      Trình  độ  học  vấn:

o   Thạc  sĩ  Quản  trị  kinh  doanh  (MBA)  của  Đại  học  Kinh  tế  Quốc  dân  Plekhanov  (Nga)

o   Tiến  sĩ  khoa  học  Công  nghệ  tại  Viện  Hàn  lâm  Khoa  học  (Belarus)

o   Lĩnh  vực  kinh  doanh  Hàng  tiêu  dùng,  ngân  hàng

·      Gia  đình:

o   Bà  Nguyễn  Qúy  Định  (mẹ)  nắm  giữ  1,990,896  CP  MSN  trị  giá  152,9  tỷ  đồng.

o   Bà  Nguyễn  Hoàng  Yến  (vợ)  nắm  giữ  42,415,234  CP  MSN  trị  giá  3,257.5  tỷ  đồng  và  712,995  CP  MCH  trị  giá  52,4  tỷ  đồng.

·      Chức  vụ:

o   Chủ  tịch  HĐQT,  Tổng  GĐ  Công  ty  CP  Tập  đoàn  Masan  (MSN)

o   Thành  viên  HĐQT  Cty  CP  Hàng  tiêu  dùng  Masan  (MCH)

o   Thành  viên  HĐQT  Cty  CP  Tài  nguyên  Masan  (MSR)

o   Phó  chủ  tịch  HĐQT  Ngân  hàng  TMCP  Kỹ  thương  Việt  Nam  (Techcombank)

o   Tổng  Giám  đốc  Cty  CP  Masan

o   Chủ  tịch  HĐTV  Cty  khai  thác  chế  biến  Khoáng  sản  Núi  Pháo

o   Chủ  tịch  HĐQT  của  công  ty  VCM  và  Vincommerce

2.   NGUYỄN  QUANG  ĐĂNG  LÀ  AI?

Ông  Nguyễn  Đăng  Quang,  chủ  tịch  hội  đồng  quản  trị  sáng  lập  và  dẫn  dắt  Masan  Group,  tập  đoàn  tư  nhân  hoạt  động  trong  lĩnh  vực  hàng  tiêu  dùng  –  thực  phẩm  –  tài  chính  –  khai  khoáng  –  bán  lẻ.  Ông  Quang  sinh  năm  1963,  có  mặt  trong  danh  sách  tỉ  phú  thế  giới  của  Forbes  từ  năm  2019.  Ông  Quang  có  bằng  tiến  sĩ  vật  lý  hạt  nhân,  là  cựu  du  học  sinh  khởi  nghiệp  từ  Đông  Âu  vào  những  năm  1990  với  ngành  hàng  thực  phẩm,  sau  đó  quay  về  Việt  Nam  kinh  doanh.

Masan  Group  niêm  yết  trên  thị  trường  chứng  khoán  từ  năm  2009  và  trở  thành  một  trong  những  công  ty  tư  nhân  có  giá  trị  vốn  hóa  cao  nhất  thị  trường.  Masan  Group  cũng  là  một  trong  các  công  ty  tư  nhân  huy  động  vốn  quốc  tế  lớn  nhất  tại  Việt  Nam  để  phát  triển  theo  chiến  lược  M&A,  đặc  biệt  hướng  vào  các  thương  hiệu  trong  ngành  hàng  tiêu  dùng.

Ở  cương  vị  lãnh  đạo  Masan  Group  ông  Quang  hoạch  định  chiến  lược  và  đưa  ra  các  quyết  định  giúp  công  ty  này  phát  triển.  Bà  Nguyễn  Hoàng  Yến,  vợ  ông  Quang  hiện  là  phó  tổng  giám  đốc  Masan  Consumer,  công  ty  thành  viên  của  Masan  Group  hoạt  động  trong  lĩnh  vực  hàng  tiêu  dùng.  Bà  Yến  phụ  trách  mảng  hoạt  động  thu  mua  nguyên  liệu  đầu  vào  của  công  ty.  Gia  đình  ông  Quang  đang  sở  hữu  trực  tiếp  và  gián  tiếp  hơn  25%  cổ  phần  của  Masan  Group.

3.   HÀNH TRÌNH SỰ NGHIỆP

Tiến  sĩ  vật  lý  hạt  nhân  đi  buôn  mỳ  gói

Là  gương  mặt  tiêu  biểu  của  “thế  hệ  vàng”  du  học  sinh  Việt  Nam  tại  Đông  Âu  những  năm  1980-1990,  Nguyễn  Đăng  Quang  cùng  với  những  người  bạn  cùng  thời  như  Phạm  Nhật  Vượng,  vợ  chồng  Nguyễn  Thị  Phương  Thảo  -  Nguyễn  Thanh  Hùng,  hay  Hồ  Hùng  Anh...  đều  trở  thành  những  tỷ  phú  giàu  nhất  Việt  Nam  sau  này.

Sau  10  năm  du  học,  ông  Quang  tốt  nghiệp  Thạc  sĩ  Quản  trị  Kinh  doanh  (MBA)  của  Đại  học  Kinh  tế  Nga  Plekhanov  và  Tiến  sĩ  Khoa  học  Công  nghệ  tại  Học  viện  Khoa  học  Quốc  gia  Belarus  và  trở  về  nước  nước  công  tác  tại  Viện  khoa  học  Việt  Nam  một  thời  gian.  Nhưng  rồi  không  lâu  sau  đó,  ông  trở  lại  Nga  để  “buôn”  mì  gói. 

Hồi  mới  nổi,  nhiều  người  hỏi  “nghe  nói  nhà  nước  cho  ông  học  hành  dữ  dằn,  học  về  vật  lý  hạt  nhân  (học  vị  Tiến  sĩ)  nhưng  sao  lại  đi  buôn  mỳ  gói?",  người  đứng  đầu  Masan  trả  lời  tại  Đại  hội  cổ  đông  2019:  “Hơn  hai  mươi  năm  trước,  tình  hình  kinh  tế  Việt  Nam  còn  khó  khăn,  nhu  cầu  "no  bụng"  người  Việt  Nam  là  rất  cấp  thiết,  cách  tốt  nhất  và  nhanh  nhất  mà  họ  có  được  là  một  gói  mì.

Đến  một  ngày,  Masan  phát  hiện  ra  không  chỉ  riêng  gì  người  Việt  Nam  mà  còn  140  triệu  người  dân  Nga  cũng  cần  gói  mì  để  giải  quyết  cơn  đói  lòng".

Nhưng Masan lại đối mặt với câu hỏi khó tiếp theo: người Nga chưa có thói quen ăn mỳ và tương ớt. Bài toán này cũng giống như câu chuyện bán giày kinh điển từng được giới kinh doanh truyền tai nhau được ông Quang từng kể lại.

Nhờ tư duy tinh tế nhìn ra cơ hội, thay vì chỉ phục vụ cộng đồng Việt kiều với khoảng 200.000 người, ông Quang hướng tới thị trường toàn người dân nước Nga với hơn 150 triệu người. Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng mỳ gói và tương ớt sang Nga lúc cao điểm nhất lên tới 100 triệu USD mỗi năm, còn ông Quang sau này được ca ngợi là nhân vật “dạy người Nga cách ăn mỳ gói”.

Thừa thắng xông lên, vị doanh nhân xây dựng một nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm nước tương, nước mắm.

Về nước khởi nghiệp lần 2, trở thành ông trùm ngành hàng tiêu dùng

Sau khi Việt Nam mở cửa, ngoại hối đổ về nhiều, các tập đoàn đa quốc gia nhất là từ Mỹ bắt đầu đua nhau vào Hà Nội và Tp. HCM để mở văn phòng đại diện, Việt kiều tứ xứ cũng về nước đông hơn trước. Ông Quang cùng nhiều du học sinh Đông Âu khác cũng trở về, tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp ở quê nhà.

Trong khi vẫn tiếp tục buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu, ông cùng người bạn là Hồ Hùng Anh đã sớm đầu tư vào ngân hàng Techcombank. Việc thành lập nhà băng này là sáng kiến được khởi xướng bởi ông Hoàng Quang Vinh - một du học sinh Đông Âu khác cũng rất tài năng và có tiếng tăm.

Sau Techcombank, ông Quang bắt đầu tập trung phát triển Masan. Dù là người tiên phong đưa mỳ gói sang Nga, nhưng thời điểm bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam, ông Quang đương nhiên không còn giữ lợi thế của người đến sớm. Lúc này, thương hiệu đến từ Nhật Bản là Acecook mới là cái tên đang làm mưa làm gió tại Việt Nam. Vào Việt Nam từ năm 1993 khi bắt tay với Vifon, liên doanh Vifon-Acecook phất lên như diều gặp gió, đặc biệt với dòng mỳ Hảo Hảo cực kỳ được ưa chuộng kể từ thời điểm ra mắt năm 2000. Từ 2004, bộ đôi Vifon và Acecook ngừng liên doanh và phát triển độc lập, đều là những đàn anh lớn mạnh của ngành hàng mỳ ăn liền.

Về phần Masan, sản phẩm đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam không phải mỳ ăn liền mà là nước tương Chinsu, ra mắt năm 2002. Thương hiệu Chinsu còn phát triển thêm các sản phẩm mới bao gồm nước mắm, mì gói, hạt nêm. Lúc ấy, doanh thu của Masan chưa đến 500 tỷ đồng và chưa có bước phát triển nào nổi trội. Chưa kể thị trường mỳ ăn liền thời điểm đó không có phân khúc rõ ràng, mỳ gói Chinsu cũng trở nên mờ nhạt trong hằng hà sa số các thương hiệu khác.

Đến năm 2007, Vina Acecook là thương hiệu chiếm vị trí số 1 về thị phần (trên 50%) với slogan “Biểu tượng của chất lượng”, nhấn mạnh vào chất lượng từ công nghệ Nhật Bản. Tiếp đến là Vifon - một thương hiệu truyền thống và lâu đời, gây dựng được niềm tin của người tiêu dùng bởi mạng lưới xuất khẩu rộng khắp, chinh phục được cả những thị trường khó tính nhất.

Chiến lược của các hãng chủ yếu là tung ra các nhãn hiệu mới, để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Nếu như Vina Acecook có Hảo Hảo, Hảo 100, Mì Đệ Nhất… thì Asia Food có Mì Hello, Mì Trứng Vàng… Vifon cũng không chịu thua kém, tung ra đủ các loại mì hương vị mới. Thị trường ngày càng trở nên gay gắt khi thậm chí nhãn hiệu của cùng một hãng tự ăn thị phần của nhau, khiến vòng đời nhãn hiệu trở nên ngắn ngủi và dẫn đến cuộc đua khốc liệt về giá.

Đúng lúc ấy, Masan tấn công thị trường bằng việc ra mắt dòng sản phẩm mì khoai tây Omachi, thuộc phân khúc trung - cao (premium - mass).  Khi mì Omachi ra mắt, các TVC, quảng cáo xuất hiện khắp nơi với tuyên bố "sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng", đánh thẳng vào nỗi sợ bấy lâu nay của người tiêu dùng là ăn mì bị nóng trong người.

Tiếp đó, Masan tung thêm mì ăn liền Tiến Vua, tập trung vào phân khúc trung bình với một thông điệp sức khỏe mạnh hơn: “mỳ không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần” (đánh vào nỗi sợ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư) và không có “trans fat” (loại chất béo có hại cho sức khỏe).

Hiệu quả thấy rõ, sau 3 năm xuất hiện, Omachi và Tiến Vua đã giành được 15% thị trường, vượt qua thị phần của Vifon và Asia Food.

Cách thức “marketing đánh vào nỗi sợ hãi” của người tiêu dùng cũng mang về thành công cho những sản phẩm khác của Masan say này như nước mắm, hạt nêm, cám Biozeem,...

Giờ đây, nhìn xung quanh căn bếp của người Việt, từ nông thôn đến thành thị, khó mà tìm ra nơi nào không có ít nhất một sản phẩm của Masan. Theo một thống kê từng được Kantar Worldpanel thực hiện, 98% hộ gia đình trong nước sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan, không phải thịt, nước mắm, tương ớt thì cũng là mì gói.

Không dừng lại ở một đế chế hàng tiêu dùng, hệ sinh thái Masan Group đã phát triển thêm các nhánh mới, như khoáng sản với dự án Núi Pháo, lĩnh vực bán lẻ với Vinmart (mua lại từ Vingroup), chuỗi giá trị thịt với MEATlife, bên cạnh Techcombank mà ông Quang đã đầu tư từ những ngày đầu tiên về nước.

Anh em kề vai thở lập nghiệp sát cánh thành tỷ phú

"Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân", một mình ông Quang khó lòng tạo nên đế chế Masan nếu thiếu những người bạn đồng hành.

Trong đó không thể không nhắc đến ông Hồ Hùng Anh và Trịnh Thanh Huy, 2 mảnh ghép quan trọng trong Masan Rus Trading - doanh nghiệp tiền thân của tập đoàn Masan. Quen nhau nơi xứ người, cùng chung "máu" kinh doanh và tư duy nhạy bén, 3 người anh em đã bắt tay hợp tác kinh doanh mì gói.

Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, quê tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp kỹ sư điện tử tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine), từng giữ chức tổng giám đốc Masan Rus Trading từ năm 1997 đến 2004. Còn ông Trịnh Thanh Huy sinh năm 1970, từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự ở Việt Nam và Nga, đảm nhiệm ghế Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan từ 1997 đến 2002.

Như đã đề cập ở trên, sau khi về nước, ông Hùng Anh cùng ông Quang đầu tư vào Techcombank, đồng thời phát triển Masan. Đến tháng 4/2018, ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan để tập trung cho Techcombank theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước: một cá nhân không được kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà băng này vẫn đóng vai trò "bệ đỡ" tài chính trong hệ sinh thái của Masan Group từ đó đến nay.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Quang cũng có mối quan hệ làm ăn thân thiết với Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng - cũng là một nhân vật xuất chúng trong thế hệ du học sinh Đông Âu thời ấy. Thương vụ sáp nhập Vincomerce và VinEco vào Masan Group mới đây phần nào cho thấy mối quan hệ hữu hảo của cả 2 doanh nhân sau rất nhiều năm trở về Việt Nam kinh doanh.

Sau khi tiếp quản hệ thống Vincommerce vào cuối năm 2019, Masan Group đã thành lập 2 công ty The Sherpa và The CrownX để hợp nhất Vincommerce với Masan Consumer Holdings, hình thành nên một trong những đơn vị bán lẻ - sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam. Hiện tại, Masan Group giữ 84,8% vốn chủ sở hữu của The CrownX, phần còn lại thuộc về Vingroup. Qua những lần mua đi bán lại cổ phần, The CrownX được định giá lên tới 7 tỷ USD, cao hơn nhiều so với vốn hóa của Masan Group (4,45 tỷ USD).

4.   NHỮNG THÀNH TỰU ĐANG CHÚ Ý

Nguyễn Đăng Quang đã đạt được những thành tựu đáng nhớ trong suốt sự nghiệp của mình. Một số thành tích nổi bật của ông bao gồm:

·        Xây dựng Tập đoàn Masan: Nguyễn Đăng Quang là người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Masan, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể và nổi lên như một công ty chủ chốt trong các lĩnh vực như thực phẩm, năng lượng và tài chính.

·        Ông lớn trong ngành hàng tiêu dùng: Sự nhạy bén trong kinh doanh của Nguyễn Đăng Quang đã tạo nên thành công của Tập đoàn Masan trong ngành hàng tiêu dùng. Các thương hiệu của công ty, bao gồm mì ăn liền, tương ớt và các sản phẩm thực phẩm khác, đã trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng.

·        Mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ: Thông qua các hoạt động mua lại và hợp tác chiến lược, ông Nguyễn Đăng Quang đã dẫn dắt Masan Group mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ. Việc sáp nhập với hệ thống siêu thị Vinmart của Vingroup, dẫn đến việc thành lập VinCommerce, đã đưa Masan trở thành một công ty lớn trong ngành bán lẻ tại Việt Nam.

·        Nỗ lực từ thiện: Nguyễn Đăng Quang tích cực đóng góp vào các dự án xã hội và hoạt động thiện nguyện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Cam kết của anh ấy với cộng đồng phản ánh cam kết của anh ấy trong việc tạo ra tác động tích cực vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh.

·        Ghi nhận và giải thưởng: Thành tích của Nguyễn Đăng Quang đã được ghi nhận trong nước và quốc tế. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu, sự công nhận cho những đóng góp của ông cho lĩnh vực kinh doanh và khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng của ông.

Những thành tựu nổi bật của Nguyễn Đăng Quang là minh chứng cho cam kết không ngừng, tư duy đổi mới và khả năng chuyển đổi doanh nghiệp của ông. Thành công của ông không chỉ gắn liền với sự phát triển của Tập đoàn Masan mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và truyền cảm hứng cho các doanh nhân đầy tham vọng trên khắp cả nước.

5.   TẬP ĐOÀN MASAN

Tập đoàn Masan là tập đoàn dẫn đầu trong các tập đoàn đa ngành tại Việt Nam, được thúc đẩy bởi những cam kết xây dựng các doanh nghiệp chuyển đổi tạo ra giá trị cho cộng đồng và giá trị.

Kể từ khi thành lập năm 1996, Tập đoàn Masan dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đăng Quang, đã tiến lên phía trước với tinh thần tiên phong và sự cống hiến bền bỉ. Với cách tiếp cận hướng tới tương lai và sự tập trung vào chất lượng. Masan đã tuyển chọn một danh mục đầu tư đa dạng bao gồm các công ty trải dài trong lĩnh vực thực phẩm, năng lượng và tài chính.

Trong lĩnh vực thực phẩm, Masan đã giới thiệu những thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy như Masan Consumer Holdings, cung cấp nhiều loại sản phẩm bao gồm mì ăn liền, nước mắm, gia vị, đồ uống và các sản phẩm chế biến thực phẩm khác. Bằng cách ưu tiên đổi mới và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, Masan đã nhanh chóng nổi lên như một công ty dẫn đầu thị trường trong ngành hàng tiêu dùng.

Tầm ảnh hưởng của Masan mở rộng sang lĩnh vực năng lượng thông qua Masan Resources, công ty tham gia vào các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản có trách nhiệm. Bằng cách khai thác các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững, Masan Resources đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam và khu vực rộng lớn hơn.

Hơn nữa, Masan đã xây dựng được một nhánh tài chính thịnh vượng bao gồm Masan MEATLife và Techcombank. Masan MEATLife đã củng cố vị thế là một công ty hàng đầu trong ngành thịt của Việt Nam, trong khi Techcombank nổi tiếng là một định chế tài chính uy tín và đáng tin cậy, cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho các khách hàng thân thiết của mình.

Với tầm nhìn tổng thể mở rộng trên nhiều lĩnh vực, văn hóa đổi mới sáng tạo và tinh thần sẵn sàng nắm bắt các cơ hội tăng trưởng, Masan kiên định theo đuổi mục tiêu xây dựng các doanh nghiệp chuyển đổi. Bằng những nỗ lực của mình, Masan đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam và mang lại giá trị ý nghĩa cho cộng đồng nói chung.

6.   TRIẾT LÝ KINH DOANH

Một số câu nói đang chú ý:

Chúng ta làm việc tốt thì không nhất thiết nó phải vĩ đại. Việc bạn làm sẽ trở nên vĩ đại khi nó tốt cho tất cả mọi người. Cho đến thời điểm hiện tại, triết lý chung mà Masan theo đuổi vẫn là Keep Going – tiếp tục đi tới”.

Cách thứ nhất là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường. Cách thứ hai là niềm tin vào ngày mai. Đó là niềm tin và quyết định của nhà đầu tư”.

Nhu cầu sẽ đến không phải từ việc người tiêu dùng nhận thức nhu cầu là như thế nào, mà đến từ cách mình nhận biết, mình tưởng tượng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đấy”.

 

THÔNG TIN TỪ NGUYỄN ĐỨC HẬU: Nguồn từ liệu từ sưu tầm từ nhiều nguồn báo chính thống khác nhau, Nguyễn Đức Hậu mong rằng cung cấp cho đọc giả góc nhìn rộng về Doanh nhân nổi tiếng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét