Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2023

ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC & CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP, hành trình đầy thú vị

ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC

Ông Đoàn Nguyên Đức – cái tên nổi bật trong giới kinh doanh tại Việt Nam.  Với khởi đầu khiêm tốn của mình vào những năm 1990, ông đã một tay đưa Tập đoàn HAG thành một đế chế đáng gờm nhờ tầm nhìn đầy tham vọng của mình. Từ xuất phát điểm khiêm tốn, HAG đã nổi lên như một gã khổng lồ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thực phẩm, bất động sản và công nghệ.

1.      Tốm tắt tiểu sử

2.      Đoàn Nguyên Đức là ai?

3.      Tuổi thơ

4.      Hành trình sự nghiệp

5.      Các tài sản khủng đã bán

6.      Con heo, cây chuối và con số biết nói

1. TÓM TẮT TIỂU SỬ ÔNG ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC

§  Họ tên: Đoàn Nguyên Đức

§  Năm sinh: 06/12/1962 (61 tuổi)

§  Quê quán: Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định, Việt Nam

§  Chức vụ:

o   Chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

o   Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).

§  Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, nông nghiệp, khoảng sản, thủy điện….

§  Tổng cổ phiếu nắm giữ: 319,950,533 cổ phiếu HAG (34.5%) (cập nhật đến ngày 3/12/2023) trị giá 3.775.416.289.400 VNĐ.

 

2. ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC (BẦU ĐỨC) LÀ AI?

Đoàn Nguyên Đức (biệt danh: Bầu Đức) sinh ngày 6 tháng 12 năm 1962 trong một gia đình có mười người con tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là một doanh nhân có tầm nhìn, từng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và nổi tiếng là người sáng lập Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, cơ sở đào tạo bóng đá đầu tiên của Việt Nam. Để ghi nhận những thành tựu đặc biệt của ông, tờ Wall Street Journal đã vinh danh ông Đoàn Nguyên Đức là một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á.

Tháng 12 năm 2008, ông Đoàn Nguyên Đức niêm yết thành công cổ phiếu của công ty HAG trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), giữ vị trí là cá nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù tài sản hiện tại giúp ông trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, nhưng những thành tựu và ảnh hưởng của ông còn vượt xa thành công tài chính của ông.

 

3. TUỔI THƠ

Đoàn Nguyên Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó, được cha mẹ là ông Đoàn Tiến Quyết và bà Nguyễn Thị Thơm nuôi nấng nên người. Là con trai thứ hai, ông được mọi người thân thương gọi với biệt danh “anh Ba”.

Năm ba tuổi, gia đình ông chuyển đến An Phú, Pleiku, tỉnh Gia Lai. Lớn lên trong một môi trường đầy thách thức về tài chính, Đoàn Nguyên Đức đã phải gánh vác nhiều trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Gia đình ông sống dựa vào công việc đồng áng và làm thuê để kiếm sống qua ngày. Giữa bộn bề công việc hàng ngày, Bầu Đức nuôi dưỡng niềm đam mê sâu sắc với bóng đá và thể hiện xuất sắc vai trò tiền đạo tài ba, tổ chức các trận đấu cho đồng nghiệp. Tình yêu bền vững dành cho bóng đá này cuối cùng sẽ thúc đẩy sự cống hiến của ông để đóng góp cho tương lai của bóng đá Việt Nam.

 

4. HÀNH TRÌNH SỰ NGHIỆP CỦA ÔNG ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC

Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của Đoàn Nguyên Đức và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai:

 §  1990: Thành lập Hoàng Anh Gia Lai: Đoàn Nguyên Đức thành lập Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với sự chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển đô thị.
§  2006: Niêm yết công ty con: Công ty con của HAGL, Hoàng Anh Gia Lai Joint Stock Company (HAG), được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE).
§  Đầu những năm 2000: Đầu tư vào bóng đá: HAGL bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào bóng đá và đóng góp vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam thông qua việc xây dựng và phát triển đội bóng Hoàng Anh Gia Lai.
§  2007: Mở rộng đa ngành: HAGL mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, dịch vụ, bất động sản, và năng lượng.
§  2010: Bắt đầu đầu tư vào năng lượng tái tạo: HAGL bắt đầu thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió và điện mặt trời.
§  2014: Dự án khu du lịch sinh thái ở Gia Lai: HAGL triển khai dự án khu du lịch sinh thái tại Gia Lai với quy mô lớn, nhằm thu hút du khách và đầu tư vào phát triển kinh tế địa phương.
§  2018: Kết thúc quản lý đội bóng: Đoàn Nguyên Đức chấm dứt quản lý đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, chuyển giao lại cho người khác.
§  Đầu 2020: Hướng dẫn tái cấu trúc công ty: HAGL công bố kế hoạch tái cấu trúc, tập trung vào các lĩnh vực chủ lực và tăng cường hiệu suất kinh doanh
§  2023: Nợ vay giảm mạnh từ mốc 27.098 tỷ năm 2016 xuống còn 7778 tỷ đồng 30/9/2023

4.1. Những ngày đầu của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

§  1990, Đoàn Nguyên Đức bắt đầu hành trình khởi nghiệp bằng việc tự mình điều hành một xưởng mộc nhỏ chuyên đóng đồ mộc cho học sinh tại quê nhà. Với quyết tâm và sự nhạy bén trong kinh doanh, ông đã sớm mở rộng doanh nghiệp của mình sang nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
§  1993, ông thành lập doanh nghiệp tư nhân Hoàng Anh Pleiku. Công ty dần dần đa dạng hóa các hoạt động của mình và mạo hiểm vào các ngành công nghiệp khác nhau.
§  2006, nó đã phát triển thành Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, với danh mục đầu tư đa dạng bao gồm khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, bất động sản và thậm chí cả bóng đá.
§  2008, công ty đã có một bước tiến quan trọng bằng việc niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã HAG, tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình trong thế giới kinh doanh.
§  11/2010, sự tăng trưởng ấn tượng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường lên mức 22.524,09 tỷ đồng, minh chứng cho sự thành công và tầm ảnh hưởng của công ty trên thị trường.


4.2. Hoàng Anh Gia Lai – Nguy cơ phá sản

Trong giai đoạn 2007-2008, bóng đen suy thoái kinh tế bao trùm nền kinh tế toàn cầu, kéo theo sự phá sản của hàng loạt tập đoàn kinh tế nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam không tránh khỏi cuộc khủng hoảng này, khi các doanh nghiệp trên cả nước phải vật lộn với những thách thức nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán lao dốc, VN-Index chật vật ổn định, bất động sản lâm vào bế tắc. Nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn, càng cố kinh doanh càng lỗ.

Trong bối cảnh đầy biến động này, các doanh nghiệp đã phải liên tục điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn bao trùm, Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu tham vọng, hướng tới tổng lợi nhuận trước thuế từ 2.500 đến 3.000 tỷ đồng. Công ty đã nhanh chóng triển khai nhiều dự án khác nhau như Dự án Căn hộ An Tiến tại Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như Riverview, Phú Hoàng Anh, đường Nguyễn Hữu Thọ và một số dự án khác tại Đà Nẵng, Đắk Lắk. Lak, Gia Lai. Bằng những quyết định sáng suốt và kịp thời, Hoàng Anh Gia Lai đã thoát khỏi khủng hoảng, vượt qua sóng gió thành công và bảo toàn được hoạt động kinh doanh.

4.3. Con bò và cây mía

HAGL công bố dự án nuôi bò công nghệ cao với tổng vốn khoảng 6.300 tỷ đồng. Dự kiến tổng số lượng đàn bò “khủng” lên đến hàng trăm nghìn con khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng bởi quy mô quá lớn. Đây là giai đoạn bò Úc được một số doanh nghiệp nhập về vỗ béo bán ra thị trường như một lĩnh vực kinh doanh mới đầy tiềm năng.

Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức khẳng định, đến cuối năm 2015, quy mô đàn bò có thể lên tới hơn 100.000 con và năm 2016 sẽ đạt mức 300.000 con. Ông đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2015 đạt 5.347 tỷ đồng, trong đó riêng đàn bò là 2.475 tỷ đồng.

Quả thật thành công đã đến với Bầu Đức. Kết quả kinh doanh năm 2015 cho thấy, doanh thu bán bò đạt 2.542 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 743 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 29%. Năm 2016, HAGL xuất bán được nhiều bò nhất, với số lượng 122.740 con, mang lại doanh thu 3.465 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 440 tỷ đồng và tỷ lệ lợi nhuận gộp đạt 13%.

Mảng mía đường cũng đã dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn. Cụ thể, doanh thu ngành mía đường năm 2015 của HAGL đạt 871 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14%), chỉ sau ngành nuôi bò (chiếm 41%) và xây dựng (chiếm 17%) trong cơ cấu doanh thu…

Thế nhưng, tất cả những đồng tiền ấy đều là vốn vay ngân hàng. Nói là lãi đấy nhưng muốn thu hồi vốn đầu tư và có lãi thật sự thì lại phải đầu tư đến nơi đến chốn và không chỉ ngắn hạn. Cùng với đó, những sai lầm về quản trị dòng tiền chiến lược, lấy nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã khiến Đoàn Nguyên Đức chìm trong những khoản nợ nần khổng lồ dường như không lối thoát. Các cụ xưa nói “buôn tài không bằng dài vốn” là vậy!

tính đến 30/6/2016, HAGL có khoản nợ phải trả lên tới 32.995 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 26.683 tỷ đồng, mặc dù đã giảm được 416 tỷ đồng so với cuối 2015. Vì thế, những khoản lợi nhuận mấy trăm tỷ đồng mỗi năm từ kinh doanh mía đường và bò thịt kia đối với HAGL tựa như muối bỏ biển, không đủ trả tiền lãi vay chứ chưa nói đến hoàn vốn và tái sản xuất mở rộng.

Không có tiền tiếp tục đầu tư theo mong muốn, trước sức ép trả nợ, HAGL bắt buộc phải bán dự án mía đường cho Tập đoàn TTC. Còn việc nuôi bò cũng giảm dần và đến năm 2018 thì không còn được nhắc trong kế hoạch hằng năm của HAGL…

Trong cuộc họp cổ đông năm 2018, Bầu Đức cho hay, HAGL sẽ dồn toàn lực cho lĩnh vực trái cây, vì đây là ngành tạo thanh khoản lớn và xoay vòng vốn rất nhanh. Chủ tịch HAGL tuyên bố cắt giảm quy mô đàn bò gần 250.000 con xuống còn 13.000 con…

4.4. Sự giúp đỡ của Chủ tịch THACO – Trần Bá Dương

Đến năm 2016, sự nghiệp của Bầu Đức lâm vào hoàn cảnh cực kỳ hiểm nghèo. Gánh nặng khoản nợ phải trả lên tới gần 33 nghìn tỷ đồng đã khiến mọi nỗ lực của ông đều tựa như ánh cầu vồng trên quả bong bóng nước. Ngân hàng đóng băng, cổ đông nhụt chí, dòng tiền đi vào HAGL cứ như gió vào nhà trống.

Thử hỏi thành công của năm 2016 là năm HAGL xuất bán được nhiều bò nhất, với số lượng 122.740 con, mang lại doanh thu 3.465 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 440 tỷ đồng thì chỉ trả tiền lãi ngân hàng thôi còn chưa đủ, nói gì đến nợ gốc? Nợ càng thêm chồng chất!

Nhưng rồi, một người bạn lớn đã đến với ông để 6 năm sau, một ngày đẹp trời đầu năm 2022, khi chia sẻ với giới báo chí, ông cho biết: “Từ giờ, tôi đã ăn ngon ngủ yên rồi!”. Sau khi chuyển Công ty nông nghiệp HAGL Agrico (HNG) cho Tập đoàn Thaco Trường Hải quản lý, HAGL đã giảm nợ từ 36.000 tỷ xuống còn khoảng 10.000 tỷ đồng. Bầu Đức thừa nhận: “Chính anh Trần Bá Dương là người đã cứu HAG, nhờ anh ấy ôm khối nợ mà Hoàng Anh Gia Lai mới có thể thoát khỏi khó khăn. HAG giờ chỉ còn 4-5 công ty con nên rất gọn gàng và có thể đi rất nhanh”.

Trong lúc Hoàng Anh Gia Lai gặp khó khăn lớn về tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Ô tô Trường Hải, Thaco Trần Bá Dương, đã dang tay giúp đỡ bầu Đức. Họ đã cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược liên quan đến các công ty con của HAGL là HNG và HAGL Myanmar. Thaco cam kết đầu tư 7.800 tỷ đồng để mua 35% cổ phần của HNG và 51% cổ phần chi phối của HAGL.

§  Thương vụ đầu tư của tỷ phú Trần Bá Dương vào HAGL Agrico bắt đầu từ năm 2018 với tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico lên 35% cổ phần, tương đương 3.890 tỷ đồng và thực hiện tái cơ cấu tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc mua lại các công ty con và cho vay tiền.

§  Năm 2019, Thagrico đã nhận chuyển nhượng 3 công ty con của HAGL Agrico (bao gồm Cao su Đông Dương, Đông Pênh và Cao su Trung Nguyên) với tổng diện tích 22.462 ha và tổng số tiền 7.623 tỷ đồng. Việc này nhằm hỗ trợ HAGL Agrico có nguồn tiền trả nợ trung hạn ngân hàng.

§  Đến cuối năm 2020 và đầu 2021, Thagrico tiếp tục nhận chuyển nhượng 4 công ty bao gồm An Đông Mia, Cao su Hoàng Anh Quang Minh, Hoàng Anh Đăk Lăk và Bò sữa Tây Nguyên với tổng diện tích 20.744 ha.

§  Vào thời điểm đầu năm 2022, trên vai gánh khoản nợ chỉ còn ngót 10.000 tỷ đồng nên Bầu Đức cười tươi và đầy hy vọng: “Giờ tôi đã có những giấc ngủ ngon. Niềm vui mỗi ngày không phải là đi đánh golf, chơi thể thao cùng bạn bè hoặc sở hữu bất động sản, mà là chứng kiến những con heo phát triển khoẻ mạnh, chuối xuất đi liên tục, tạo uy tín”.

Với món nợ ngót 10 nghìn tỷ đồng trên tổng tài sản gần 20 nghìn tỷ đồng của năm 2023 này thì cũng có thể coi như là một thành công lớn của Bầu Đức.

Có bạn đọc hỏi, trong hoàn cảnh nợ nần chồng chất như thế, các nhân viên của Bầu Đức sống như thế nào?

Vụ thu hoạch chuối 2023 có thể nói là thành công với HAGL. Thành công thì đương nhiên là có lương và thưởng. Theo Vnexpres, mùa vụ năm nay (tính từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023), những giám đốc nông trường chuối vượt năng suất được Bầu Đức thưởng từ 250 triệu đồng đến cả tỷ đồng.

Ông Garry Laurenilla Quibradero, người Philippines, đã gắn bó với Hoàng Anh Gia Lai 8 năm và hiện là Giám đốc Nông trường chuối Hoa Đào. Năm nay, ông vừa được thưởng hơn một tỷ đồng - mức cao nhất từ trước tới nay - nhờ giúp nông trường đạt năng suất cao.

Thay vì mỗi buồng chỉ đạt 13 kg chuẩn xuất khẩu, ông Garry góp phần sản xuất vượt tiêu chuẩn 8 kg một buồng, tức mỗi buồng chuối đạt chuẩn 21 kg. Với diện tích 53 ha mình quản lý, ông Garry thu hoạch năng suất đạt chuẩn dư 920 tấn. Theo chính sách của Bầu Đức, mỗi kg chuối vượt sản lượng sẽ được thưởng 1.200 đồng, ông nhận thưởng hơn một tỷ đồng.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Vương - Giám đốc nông trại Gia Lai Lơ Pang 5, người đang quản lý 50,3 ha chuối - cũng nhận mức thưởng hơn nửa tỷ đồng khi sản xuất dư 6,5 kg trên mỗi buồng.

 

4.4. Bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai – Người hùng bóng đá Việt Nam

Ngoài là nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản và nông nghiệp, bầu Đức còn giữ vai trò là “người hùng” thầm lặng của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Là người có tầm nhìn đằng sau việc thành lập Học viện HAGL Arsenal JMG, cơ sở đào tạo bóng đá đầu tiên tại Việt Nam, khát vọng của ông là đưa đội tuyển bóng đá Việt Nam được thế giới công nhận.

Dưới sự dẫn dắt của ông, đội tuyển U23 Việt Nam đã gặt hái được những thành tích đáng nể qua các mùa giải, trong đó đỉnh cao là kỳ tích giành ngôi á quân châu Á và lọt vào top 4 ASIAD 18 năm 2018. những tấm gương sáng về sự xuất sắc và kiên cường của đội.

 

5. CÁC TÁI SẢN KHỦNG ĐÃ BÁN

§  2010-2012: Bán HAGL Resort Đà Lạt và Quy Nhơn

Từ năm 2010, khi ngành bất động sản gặp khó khăn, HAGL đã bán chi nhánh khu nghỉ dưỡng HAGL Resort Quy Nhơn cho bên thứ ba với giá bán là 175 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi ròng 99,2 tỷ đồng.

Đến năm 2012, HAGL hoàn tất bán HAGL Resort Đà Lạt. Thương vụ này không được công bố rộng rãi, nhưng BCTC năm này ghi nhận HAGL Resort Đà Lạt dưới dạng khoản đầu tư ngắn hạn trị giá 81,8 tỷ đồng (đã được chấp thuận để thanh lý cho một bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý).

Những năm đầu thành lập chi nhánh công ty con để phát triển lĩnh vực bất động sản, HAGL đã đánh dấu cột mốc cho việc ra mắt thị trường bằng một loạt các dự án cao cấp như: Resort Quy Nhơn, HAGL Resort Đà Lạt, HAGL Hotel Pleiku, Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (HCM).

Trong suốt 7 năm từ năm 2006-2012, bất động sản trở thành lĩnh vực chủ lực của HAGL và luôn dẫn đầu trong doanh thu hàng năm. Đỉnh cao là việc xây dựng và phân phối các dự án: Khu căn hộ New SaiGon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2), Khu căn hộ Phú Hoàng Anh (GĐ 1) (huyện Nhà Bè) và Khu căn hộ Hoàng Anh Gold House (quận 7), mang về mức doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng, chiếm 77% tổng doanh thu của cả năm.

§  2019: Bán HAGL Myanmar centre cho Thaco, rút khỏi BĐS và mảng thủy điện

HAGL đầu tư sang thị trường Myanmar với dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre với cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao đã bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 8/2016.

Thời điểm khởi công dự án, giá cho thuê bình quân của phân khúc văn phòng cao cấp ở Yangon lên tới 80 USD/m2/tháng, giá cho thuê bình quân của phân khúc khách sạn đến 250 USD/phòng/đêm, căn hộ dịch vụ từ 2.300 USD đến 12.500 USD/căn/tháng.

Với lợi thế giá vốn thấp, HAGL rất kỳ vọng vào hiệu quả của dự án này. Song, trong công cuộc đại tái cơ cấu với sự hỗ trợ từ Thaco, HAGL đã bước đầu “nhường lại” cuộc chơi bất động sản tại Myanmar cho ông Trần Bá Dương.

Đến năm 2019, HAGL chính thức bán toàn bộ lại cho Thaco và rút chân khỏi thị trường bất động sản. Cụ thể, tháng 9/2019, HĐQT HAGL đã thông qua Nghị quyết chuyển nhượng hơn 196 triệu cổ phần, tương đương 47,93% vốn tại HAGL Land cho Đại Quang Minh với giá trị hợp đồng chuyển nhượng 2.777,9 tỷ đồng . Trong đó, số tiền lãi được ghi nhận là 306 tỉ đồng.

HAGL Land là công ty quản lý mảng bất động sản của HAGL với dự án chính là khu phức hợp HAGL Myanmar tại thành phố Yangoon, Myanmar. Đây cũng là dự án bất động sản cuối cùng của HAGL. Với việc hoàn tất bán hết số cổ phần còn lại, Công ty của bầu Đức đã rút khỏi mảng bất động sản.

§  2021: Bán HAGL Agrico cho Thaco

Đỉnh điểm là năm 2021, HAGL đi đến quyết định bán HAGL Agrico cho Thaco. Là công ty sở hữu diện tích đất lớn hơn 60ha, HAGL Agrico đồng thời là cục nợ khổng lồ của HAGL trong cuộc chơi cao su, cọ dầu.

“Sai thì chịu thôi ”, bầu Đức chia sẻ khi hỏi có hối tiếc HAGL Agrico không. Theo ông, đây là điều cần thiết để HAGL Agrico phát triển và HAGL cũng vậy. Thực tế minh chứng, những năm sau đó, HAGL dần có điểm sáng trở lại. Với ngành chủ lực là cây ăn trái và chăn nuôi, năm 2022 HAGL trở lại mức lãi ngàn tỷ.

Tuy nhiên, dù bầu Đức khẳng định tỷ phú Trần Bá Dương đã đầu tư tỷ đô vào HAGL Agrico thì "không thể sai được", nhưng thực tế công ty này vẫn chìm trong khó khăn.

§  2023, HAGL tiếp tục lên kế hoạch phát triển mảng chủ lực gồm 2 cây – 1 con (sầu riêng, chuối và heo), song song cơ cấu nợ, xoá lỗ luỹ kế. HĐQT ngay từ đầu đã thống nhất quan điểm bán những tài sản không sinh lợi (nếu cần) để thu hồi vốn. Hiện, HAGL còn hai mảng ngoài nông nghiệp là Bệnh viện HAGL và đội bóng HAGL.

 

6. CON HEO VÀ CÂY CHUỐI, CÙNG CON SỐ BIẾT NÓI

Năm 2022, HAGL đã tiêu thụ 292.847 con heo thịt và 281.275 tấn trái cây, trong đó chuối xuất khẩu đạt 160.520 tấn và chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 120.755 tấn.

Tập đoàn HAGL cũng cho biết, mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ đưa ra thị trường 20 triệu con gà đi bộ ăn chuối, và 1 triệu con heo ăn chuối, đồng thời phát triển mạnh chuỗi Bapi Food với khoảng 1.000 cửa hàng, trong đó 80% nhượng quyền.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với doanh thu tăng 31% so với cùng kỳ, đạt 1.889 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu từ mảng trái cây tăng 74%, đạt 1.005 tỷ đồng. Nguồn thu từ bò thịt tăng gấp 2,5 lần, đạt 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, riêng mảng bán heo giảm 9%, chỉ đạt hơn 491 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, quý này của HAG ghi nhận doanh thu giảm 83 tỷ đồng, tương đương giảm 70% so với quý III/2022. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng gần 40% so với cùng kỳ, tương đương 66 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu trong kỳ này HAG không phát sinh khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư dài hạn.

Đối với khoản thu nhập khác trong kỳ của HAG tăng 151 tỷ đồng so với cùng kỳ quý III/2022, đạt 154 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do quý III/2023, HAG đã thực hiện thanh lý một số tài sản. 

Với kết quả sau 9 tháng đầu năm 2023, HAG chỉ đạt 63% so với kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm là 1.130 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng nợ của HAG lên đến gần 16.000 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải trả người bán và chi phí phải trả ngắn hạn là hai khoản mục có mức tăng mạnh nhất khi gấp 2,3 lần và tăng 11% so với đầu năm, tương ứng lên hơn 1.200 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng.

-------------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HẬU

Người theo đuổi lý tưởng đẹp

·        Phone: 0989.48.2347 (zalo)

·        Website: www.nguyenduchau.asia

·        Tiktok: www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia

·        CLB CEO: https://zalo.me/g/lweahk430

·        Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628

·        Fanpage: www.facebook.com/nguyenduchauinsights

·        Blog: https://nguyenduchauinsights.blogspot.com/

Quotes hay: "Khi chúng ta nỗ lực để trở nên tốt đẹp hơn, mọi thứ xung quanh chúng ta cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét