Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

EPS chứng khoán là gì? Mỗi quan hệ của EPS và P/E trong chứng khoán

EPS là chỉ số quan trọng biểu hiện lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu. Số liệu này là một trong những điều kiện để nhà đầu tư cân nhắc khả năng giao dịch loại cổ phiếu đó.

Mục lục

1.        EPSchứng khoán là gì?

2.        Công thức tính chỉ số EPS chứng khoán

3.        Phân loại chỉ số EPS trong chứng khoán

4.        Mối quan hệ giữa EPS và P/E trong chứng khoán

5.        Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

6.        Hạn chế của chỉ số EPS chứng khoán là gì?

Những ai tham gia thị trường chứng khoán chắc hẳn sẽ thường xuyên nhìn thấy chỉ số EPS trong bảng tổng hợp của 1 doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, về bản chất không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số này. Vậy EPS trong chứng khoán là gì và có mối quan hệ thế nào với P/E?

1.      EPS là gì?

(Tiếng Anh là Earning Per Share) là chỉ số tài chính quan trọng biểu hiện lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số EPS:

·       Thể hiện mức lợi nhuận của một cổ phiếu.

·      EPS phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các NĐT so sánh dễ dàng khi đặt các loại cổ phiếu cạnh nhau.

·     EPS cũng là chỉ số quan trọng để tính các chỉ số tài chính khác như P/E, ROE (với trường hợp công ty cổ phần không có cổ phiếu ưu đãi).

 

2.      Công thức tính chỉ số EPS chứng khoán

Công thức tính chỉ số EPS:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế- Cổ tức ưu đãi)/Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành



3.      Phân loại chỉ số EPS trong chứng khoán

Hiện nay, chỉ số EPS được chia làm 2 loại: EPS cơ bản (basic EPS) và EPS pha loãng (diluted EPS).

·        EPS cơ bản là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu. Loại này phổ biến hơn so với EPS pha loãng. Công thức tính cụ thể là:

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

·       EPS pha loãng sẽ được sử dụng với các doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu phát hành thêm và các cổ phiếu ưu đãi. Các cổ phiếu này sẽ được chuyển thổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.

Lúc đó, EPS của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi. Vì sự gia tăng số lượng tham gia của các cổ phiếu thường không có thêm nguồn tiền chảy vào nên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu. Công thức được tính như sau:

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

 

4.      Mối quan hệ giữa EPS và P/E trong chứng khoán

EPS là chỉ số thành phần quan trọng cấu tạo nên hệ số P/E (hệ số giá trên thu nhập). E trong hệ số P/E chính là EPS. Công thức tính P/E: P/E = P/EPS

Bằng cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó, một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ, từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức định giá là bao nhiêu.

Cụ thể:

Cổ phiếu KSF của CTCP tập đoàn KSF (27/5/2022) đang giao dịch với mức giá 85.000 đồng với EPS lũy kế là 1.374 (đồng/ cổ phiếu).

Do đó, tỷ lệ P/E đối với cổ phiếu CTD là: 85.000 (đồng)/ 1.374 (đồng/cổ phiếu) = 61.86

Để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu nhà đầu tư đang phải trả cho nó 61.86 đồng.

Từ đó bạn có thể so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ hoặc so sánh với P/E của các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá một cách tương đối cổ phiếu đang đắt hay rẻ.

Trong đó:

·           P (Market Price): Giá thị trường

·           EPS: Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu

Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0 (P>0), trong khi lợi nhuận của công ty có thể lỗ/lãi (EPS>0 hoặc EPS <0).

·         Khi EPS > 0 thì có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E

·         Khi P = P/E x EPS

·       Khi EPS < 0 thì không áp dụng được để tính P/E, mà cần phải dùng chỉ số P/B (tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp)

 

5.      Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Nếu NĐT từng biết đến chỉ số ROE thì cũng hiểu ROE > 15% duy trì bền vững trong vòng ít nhất 3 năm, có xu hướng gia tăng là tốt.

Một mệnh giá cổ phiếu là 10.000 vnđ (mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu). Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM đều có mệnh giá duy nhất là 10.000 vnđ/cổ phiếu.

Như vậy, doanh nghiệp được đánh giá làm ăn tốt là khi có chỉ số EPS > 1.500 vnđ và duy trì trong nhiều năm, có xu hướng tăng. Tối thiểu EPS cũng phải lớn hơn 1.000 vnđ.

 

6.      Hạn chế của chỉ số EPS chứng khoán là gì?6

·     Khi EPS âm, hệ số P/E không còn mang một ý nghĩa kinh tế vì mẫu số âm. Do đó, NĐT cần sử dụng công cụ định giá khác.

·   Lợi nhuận rất dễ biến động, có khả năng đột biến, bán tài sản, chủ doanh nghiệp cố tình hoặc có chu kỳ cao thì chỉ số EPS cũng bị bóp méo.

·    Doanh nghiệp phát hành liên tục cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP khiên cho EPS giảm, dẫn đến sự thua lỗ của các nhà đầu tư và rủi ro là điều khó tránh khỏi.

·    Doanh liệu cung cấp số liệu gian lận, dẫn đến lợi nhuận ảo làm cho nhà đầu tư thua lỗ,  bằng cách gia tăng hàng tồn kho và khoản phải thu…

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chỉ số EPS chứng khoán. Hy vọng chúng tôi đã đem đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư quan tâm.

________________________________________

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cũng như điều khoản điều kiện của loại hình đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư nên lựa chọn tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn uy tín, tìm kiếm nguồn thông tin minh bạch. Nhà đầu tư có thể liên hệ để nhận tư vấn tại www.nguyenduchau.asia

-------------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HẬU

Người dí theo lý tưởng đẹp

·        Phone: 0989.48.2347 (zalo/whatsapp)

·        Website: www.nguyenduchau.asia

·        Tiktok: https://www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia

·        CLB Doanh nhân: https://zalo.me/g/lweahk430

·        Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628

·        Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenduchauinsights/

·       Blog: https://nguyenduchauinsights.blogspot.com/


#nguyenduchau