Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Hồ Sơ Trái Phiếu | Phần 1


Lưu ý quan trọng: Những đánh giá dưới đây là đánh giá chủ quan của Lê An đến từ Leox.vn, các bạn cân nhắc kỹ khi tham khảo.

________________________________________

Để gửi tiết kiệm bạn chỉ cần ra quầy giao dịch của ngân hàng, ký xác nhận gửi tiền và nhận sổ tiết kiệm là xong. Thậm chí giờ các ngân hàng hàng giờ đều có ứng dụng để mở tiết kiệm online, chỉ với vài thao tác đơn giản là hoàn tất việc gửi tiền. Các điều khoản cũng đơn giản, thường là đồng nhất nên không phải nỗ lực tìm hiểu nhiều. Và quan trọng nhất, rủi ro mất tiền khi gửi tiết kiệm là rất thấp, nên người gửi cũng không phải mất nhiều công sức đánh giá ngân hàng mình gửi tiền (mặc dù mỗi ngân hàng vẫn có một mức đánh giá tín nhiệm riêng). Điểm trừ là, lãi suất rất thấp (đặc biệt trong bối cảnh hiện nay).

Trái phiếu lại khác. Trái phiếu có lãi suất cao hơn tiết kiệm ngân hàng nhưng là một sản phẩm tài chính khá phức tạp và có rủi ro mất vốn cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm. Hồ sơ của một trái phiếu vì thế cũng đồ sộ và nhiều điều khoản. Một tổ chức tài chính chuyên nghiệp như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán… khi đầu tư trái phiếu đều phải nghiên cứu rất kỹ TCPH cũng như toàn bộ hồ sơ trái phiếu. Tuy nhiên, với NĐT cá nhân, nghiên cứu toàn bộ thông tin này sẽ là một thách thức không hề nhỏ. Nguyên nhân thứ nhất, không phải NĐT nào cũng biết một bộ hồ sơ trái phiếu gồm những gì để yêu cầu được cung cấp. Thứ 2, kể cả NĐT yêu cầu, cũng chưa chắc đã được cung cấp đầy đủ thông tin. Thứ 3, đọc cả một tập hồ sơ như vậy, thành thật mà nói, cũng ung hết cả thủ.

Vậy trong khuân khổ những gì ta có, từ nền tảng kiến thức đến hồ sơ được cung cấp… NĐT cá nhân nên tập trung vào những hồ sơ nào trước nhất.

________________________________________

Vậy chúng ta cùng xem các nội dung được trình bày trong OC gồm nhưng điểm trọng yếu nào:

1. Thông tin về Tổ chức phát hành: đây là điều tối quan trọng. Mua trái phiếu là cho TCPH vay. Vậy chúng ta phải biết về bên đi vay đó. Chính vì thế đây là phần “cần, rất cần đọc”. Phần này NĐT không chuyên về trái phiếu vẫn có thể hiểu được. Phần này thường được cấu trúc như sau:

o Tóm tắt lịch sử TCPH, thông tin cổ đông, ban lãnh đạo

o Thông tin hoạt động kinh doanh: Cho NĐT biết TCPH làm gì, mảng hoạt động nào trọng yếu và đặc trưng hoạt động ra sao, đang có các dự án nào triển khai, TCPH lãi hay lỗ.

o Đánh giá về ngành và hướng đi tương lai của TCPH

o Tình hình tài chính: Công ty vay nợ ra sao, cơ cấu tài sản như thế nào, các chỉ số tài chính tốt hay xấu …

2. Điều kiện điều khoản trái phiếu (T&C): Đây là phần mà các tổ chức chuyên nghiệp phải đọc rất kỹ, vì cho vay thì phải biết mình cho vay với các điều kiện gì. Tuy nghiên với NĐT cá nhân không chuyên, ngôn ngữ của T&C sẽ thật phức tạp. Chính vì vậy mình sẽ gạch đầu dòng cấu trúc cơ bản của T&C để nếu các bạn đọc phần này thì cũng có khái niệm trong đầu.

o Thông tin cơ bản về trái phiếu: Kỳ hạn, mệnh giá, mã trái phiếu, loại hình, tính chất… Phần này thường nhìn rất nhanh. Và trong bản chào thường cũng đã có.

o Việc ghi nhận sở hữu, chuyển nhượng trái phiếu: thường cơ bản giống nhau giữa các trái phiếu (một tổ chức làm chức năng quản lý sổ đăng ký, ghi nhận việc sở hữu và chuyển nhượng trái phiếu)

o Lãi suất: Quy định về lãi suất cố định hay thả nổi, bao lâu thay đổi một lần, công thức tính lãi suất ra sao. Tuy nhiên thực ra cái mà NĐT quan tâm hơn là lãi suất mà NĐT được hưởng hơn là lãi suất của trái phiếu (do NĐT cá nhân thường mua lại từ các Công ty chứng khoán, nên lãi suất được hưởng sẽ thấp hơn lãi suất ban đầu của trái phiếu).

o Thanh toán: Lãi trả bao lâu một lần, gốc trả lúc nào (thường một lần và cuối kỳ). Lưu ý: kỳ hạn trả lãi càng ngắn (3 tháng/lần so với 6 tháng, 12 tháng/lần) thì NĐT càng có lợi.

o Mua lại trái phiếu: Quy định xem TCPH có quyền mua lại trái phiếu trước hạn hay không. Nếu có tức là NĐT có rủi ro đang muốn giữ trái phiếu tiếp nhưng buộc phải bán lại cho TCPH khi TCPH yêu cầu.

o Các cam kết của TCPH: Đi vay thì phải cam kết, ví dụ như hàng quý nộp báo cáo (để chủ nợ còn biết ông đang tốt xấu thế nào), hay các việc TCPH phải làm (ví dụ xây dựng dự án BĐS đúng tiến độ) hay không được làm (ví dụ không được “tẩu tán” tài sản). Phần cam kết thì mỗi trái phiếu sẽ khác nhau.

o Sự kiện vi phạm: Khi nào TCPH bị coi là vi phạm và phải mua lại trái phiếu (nôm na là trả nợ vay) trước hạn. Thông thường chậm trả gốc lãi, vi phạm luật khi phát hành, phá sản … thì sẽ là sự kiện vi phạm. Còn lại tùy độ chặt chẽ của từng trái phiếu mà các sự kiện khác (ví dụ TSBĐ bị giảm giá quá mạnh, TCPH không trả được một khoản nợ khác …) có bị tính là sự kiện vi phạm hay không.

o Tài sản bảo đảm (TSBĐ): Cho người đọc biết TSBĐ là gì, tỷ lệ bảo đảm (TSBĐ được định giá 100 đồng thì bảo đảm được cho X đồng (thường X <100) gốc trái phiếu), TSBĐ được đăng ký bảo đảm ra sao, khi nào TSBĐ được định giá lại, ai định giá, TSBĐ có được rút ra, thay thế hay không, TSBĐ bị xử lý ra sao khi xảy ra sự kiện vi phạm … Khuyến nghị các bạn nên xem kỹ phần này.

3. Mục đích sử dụng vốn và nguồn trả nợ

a. Mục đích sử dụng vốn: Tiền phát hành trái phiếu dùng làm gì.

b. Tiền trả nợ đến từ đâu: Thường thì lúc nào cũng là từ hoạt động kinh doanh của TCPH, từ dự án đầu tư… và có thêm bảng dòng tiền dự kiến (tuy nhiên cũng có bảng OC không có).

4. Các rủi ro đầu tư trái phiếu: Phần này thường đề cập tới các rủi ro vĩ mô, rủi ro ngành mà TCPH hoạt động, rủi ro của chính TCPH và Trái phiếu.

5. Các bên tham gia trái phiếu: Thường ngay trang đầu tiên của trái phiếu, hoặc mục các bên liên quan sẽ có thông tin này.

________________________________________

ĐIỂM CẦN GHI NHỚ:

- Bộ hồ sơ trái phiếu khá phức tạp và khác nhau với từng trái phiếu.

- Bản công bố thông tin (OC) là hồ sơ quan trọng, cho biết bức tranh tổng thể về TCPH và Trái phiếu.

- Một OC bao gồm các thông tin chính sau: (1) TCPH, (2) Điều kiện điều khoản trái phiếu (3) Mục đích sử dụng vốn và nguồn trả nợ (4) Các bên tham gia và (5) Các rủi ro.

- Các mục nên quan tâm nhiều nếu không thể đọc kỹ OC: TCPH, TSBĐ, và Mục đích sử dụng vốn và nguồn trả nợ. Kế đến là Sự kiện vi phạm, lãi suất/kỳ thanh toán, Cam kết của TCPH, mua lại trái phiếu trước hạn và các rủi ro.

________________________________________
Mosa Group khuyến nghị nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về tổ chức phát hành và điều khoản điều kiện của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm có rủi ro, nhà đầu tư nên lựa chọn các tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn có uy tín và tính minh bạch. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu các thông tin trái phiếu minh bạch và đầy đủ tại www.nguyenduchau.asia

-------------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HẬU |True Wealth

Người dí theo lý tưởng đẹp

·        Phone công việc: 0989.48.2347 (zalo/whatsapp)

·        Website: www.nguyenduchau.asia

·        Tiktok: https://www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia

·        CLB Doanh nhân: https://zalo.me/g/lweahk430

·        Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628

·        Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenduchauinsights/

·       Blog: https://nguyenduchauinsights.blogspot.com/


#nguyenduchau