Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển là tín hiệu vừa mừng vừa lo với các cơ quan quản lý nhà nước. Mừng vì nền kinh tế có thêm kênh để huy động vốn từ dân cư vào sản xuất kinh doanh chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng. Lo vì lượng trái phiếu phát hành ồ ạt và một phần không nhỏ được bán cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp, nếu doanh nghiệp đi vay không trả được nợ thì hệ quả cho xã hội sẽ rất xấu. Nếu cấm thì kinh tế không phát triển theo xu hướng thế giới mà nếu không cấm thì chưa biết sẽ quản lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư.
Trong
mọi trường hợp xảy ra, tốt nhất bạn hãy tự trang bị cho mình kiến thức hiểu biết
để tự bảo vệ bản thân. Trong bài viết này sẽ giải thích cụ thể hơn để các bạn hiểu.
Những
phân tích sơ bộ sau có thể giúp bạn định hình được nhanh chóng và tương đối
chính xác về tổ chức phát hành trái phiếu :
Business:
•
Đây là doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh lâu đời hay là doanh nghiệp mới thành
lập ? Những thương hiệu lớn khi đi vay họ có nhiều cái để mất, các công ty mới
thành lập sẽ cần xem xét nhiều điểm hơn.
•
Ngành nghề của doanh nghiệp có tạo ra dòng tiền thường xuyên hay không ? Những
doanh nghiệp bán mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng sẽ ít rủi ro
hơn những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế và tiến độ dự án như
bất động sản.
•
Doanh nghiệp có nằm trong số những doanh nghiệp có khả năng sống sót cuối cùng
trong ngành không ? Doanh nghiệp có khả năng sống sót cuối cùng không nhất thiết
luôn là doanh nghiệp có mức lợi nhuận hay mức tăng trưởng cao nhất. Đơn giản chỉ
là nếu có một cuộc chiến cạnh tranh về giá thành thì đó là doanh nghiệp có khả
năng sống sót cuối cùng.
•
Mô hình kinh doanh có dễ hiểu hay không ? Những doanh nghiệp đa ngành nghề
và/hoặc cơ cấu công ty con/liên kết chằng chịt, cơ cấu cổ đông phức tạp kém
minh bạch là những doanh nghiệp sẽ cần nhiều nỗ lực để hiểu hơn rất nhiều so với
những doanh nghiệp chỉ có một ngành nghề cốt lõi với cấu trúc đơn giản.
•
Mục này còn khá nhiều điều thú vị không thể trao đổi hết trong phạm vi bài viết
này, LeoX sẽ dành một bài viết riêng để bàn luận về vấn đề này.
Management:
Ban
lãnh đạo công ty có ảnh hưởng quyết định đến bất kỳ mối hợp tác làm ăn hay đầu
tư nào vào Công ty đó, vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu về họ.
•
Sưu tầm tất cả thông tin chính thức và không chính thức về ban lãnh đạo Công ty
: Ngoài các thông tin qua phương tiện truyền thông, cách tốt nhất để tìm hiểu về
một công ty là nói chuyện với một vài nhân viên của công ty đó. Có rất nhiều
tiêu chí có thể đánh giá về ban lãnh đạo, với trái phiếu hãy tập trung vào chuyện
họ có phải người giữ chữ tín không, có tư tưởng quản lý minh bạch không, có phải
người lãnh đạo đặt quyền lợi của khách hàng lên trên không ?
•
Tầm nhìn và định hướng chiến lược của doanh nghiệp có rõ ràng không hay chỉ tập
trung vào lợi nhuận ngắn hạn ? Trái phiếu là khoản nợ dài hạn, vì vậy hãy cố gắng
hiểu rõ tiền bạn đưa cho doanh nghiệp nhằm mục đích gì.
•
Ban lãnh đạo có lịch sử chứng minh được khả năng thực thi chưa ? Những việc
lãnh đạo công ty đã thực hiện được trong quá khứ là một dữ liệu giúp bạn có thể
đánh giá xác suất thành công của các dự án tương lai.
•
Văn hóa doanh nghiệp có mạnh và hướng tới những giá trị xã hội rõ ràng hay
không? Văn hóa doanh nghiệp là câu chuyện bàn cả ngày không hết. Những doanh
nghiệp có giá trị xã hội rõ ràng, được khách hàng và nhân viên yêu quý tín nhiệm
luôn là các doanh nghiệp đáng tin cậy hơn.
Finance:
Đây
là yếu tố quan trọng có tính thực chứng, dù Business hay Management có tốt mà
thực chứng trên số liệu tài chính không an toàn thì bạn cũng nên cẩn thận. Những
chỉ số tài chính sau bạn sẽ cần tìm hiểu:
• Phương án trả nợ : Đây là điểm trọng yếu cần hiểu trước
khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đây là một chủ đề có rất nhiều điểm cần
bàn, LeoX sẽ tách thành một bài viết riêng để thảo luận.
• Lịch sử doanh thu và lợi nhuận : Nếu vẽ một đồ thị thì
lịch sử doanh thu và lợi nhuận của Công ty như thế nào : Đi lên đều, đi ngang,
có dạng đồ thị hình Sin hay cắm xuống. Đương nhiên dạng đồ thị hình sin hay cắm
xuống là dạng đồ thị thể hiện tính không ổn định của hoạt động kinh doanh. Bạn
sẽ cần tìm hiểu kĩ tại sao lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống hoặc bấp bênh.
• Debt/ Equity : Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu cho bạn biết tỷ
lệ giữa số tiền doanh nghiệp đi vay / số tiền doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh.
Là người cho vay bạn sẽ thích tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Không có công thức cụ
thể tỷ lệ bao nhiêu là kém an toàn (tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh). Tuy
nhiên, nếu tỷ lệ này đã cao hơn 1 thì bạn cũng nên lưu tâm vì doanh nghiệp đã
có sẵn nhiều chủ nợ rồi. Bạn sẽ cần biết nếu bạn cho vay thì vị thế của bạn so
với các chủ nợ khác như thế nào ? Trường hợp này, tài sản bảo đảm sẽ có vai trò
quan trọng.
•
Debt/ EBITDA : Tỷ lệ nợ / Lợi nhuận trước thuế và khấu hao
(EBITDA). EBITDA là nguồn trả nợ của doanh nghiệp. Debt / EBITDA = 5 có thể hiểu
là với EBITDA hiện tại doanh nghiệp sẽ cần 5 năm để trả nợ hết các khoản nợ hiện
tại. Vậy nếu doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu 3 năm thì bạn sẽ cần rất cẩn
trọng và kiểm tra rất kỹ nguồn trả nợ.
• CFO > 0 : Những doanh nghiệp thương mại / tư vấn đặc biệt
sensitive với các khoản phải thu phải trả. Nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận lý
thuyết khá cao nhưng thực tế việc đòi tiền đối tác theo hợp đồng không dễ dàng
dẫn đến chuyện có lợi nhuận lý thuyết nhưng thực tế dòng tiền lại âm vì doanh
nghiệp vẫn phải trả lương nhân viên, lãi ngân hàng, nợ nhà cung cấp trong khi gặp
khó khi truy đòi các khoản phải thu. Hãy thận trọng với kiểu doanh nghiệp này.
•
Còn nhiều chỉ số tài chính khác về cơ cấu nguồn vốn, tài sản, tính cân đối của
nguồn vốn… để đánh giá chuyên sâu hơn. Bài viết này không nhằm mục đích dạy
phương pháp phân tích tài chính.
Tóm
lại, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp là điểm trọng yếu để bạn quyết định
có cho doanh nghiệp vay hay không. Bạn sẽ cần quan tâm đến tổng thể các yếu tố
về Businees – Management – Finance. Kể cả khi có tài sản bảo đảm thì việc đánh
giá này cũng cực kỳ quan trọng, chả ai thích dính vào các thủ tục tố tụng để xử
lý tài sản bảo đảm.
Bài viết này đưa cho bạn vài gợi ý để chẩn đoán nhanh tình hình doanh nghiệp. Nó không phải là phương pháp toàn diện để đánh giá về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Giống khi khám bệnh, bác sĩ sẽ bắt bệnh thông qua các yếu tố sơ bộ ban đầu. Những điểm nghi vấn sẽ cần chụp chiếu xét nghiệm chuyên sau hơn. Tuy nhiên, những chỉ tiêu sơ bộ này cũng sẽ giúp các bạn phân loại tương đối rõ ràng về các doanh nghiệp đang phát hành trái phiếu trên thị trường để từ đó có đánh giá đúng đắn về mức độ rủi ro. Ít nhất thì bạn cũng sẽ biết được trường hợp nào nên tránh cho lành hoặc trường hợp nào nên yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro. (Nguồn: leox.vn)
________________________________________
-------------------------------------------------------
NGUYỄN ĐỨC HẬU |True Wealth
Người dí theo lý tưởng đẹp
· Phone công việc: 0989.48.2347 (zalo/whatsapp)
· Website: www.nguyenduchau.asia
· Tiktok: https://www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia
· CLB Doanh nhân: https://zalo.me/g/lweahk430
· Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628