§
Giá trị doanh nghiệp có
thể được nhìn nhận theo nhiều cách tiếp cận (Moeljadi, 2014)
· Tiếp cận từ bảng cân đối kế
toán. Giá trị doanh nghiệp là giá trị của tất cả tài sản.
· Từ góc độ của báo cáo kết quả
kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp có thể được xác định bởi doanh thu, lợi nhuận
hoặc các chỉ báo khác.
· Tiếp cận từ lợi thế thương mại.
Giá trị doanh nghiệp được tính bằng giá trị sổ sách cộng với lợi thế thương mại.
Khi các tài sản vô hình phát huy các lợi thế phát triển bền vững.
§
CÓ NHIỀU CÁCH ĐỊNH NGHĨA
VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHƯ SAU:
· Nhìn từ góc độ thị trường.
Giá trị doanh nghiệp là thước đo tổng giá trị của một công ty. Thường được sử dụng
như một sự thay thế toàn diện hơn cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
(hay giá trị vốn hóa thị trường). Với các tài sản được định giá theo giá thị
trường ở thời điểm tính toán. Giá trị doanh nghiệp được phản ánh trung thực cho
các diễn biến đầu tư hay sau một hoạt động cụ thể. Từ đó cũng phản ánh hiệu quả
của quán trình kinh doanh. Kinh doanh hiệu quả sẽ thúc đẩy giá trị doanh nghiệp
tăng lên và ngược lại.
· Theo quan niệm của học thuyết
Mác. Giá trị doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ các tài sản (hữu hình và vô
hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp. Với các tài sản hữu hình
bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, hàng tồn kho. Tài sản vô hình là các
thương hiệu, nhãn hiệu; các bằng sáng chế và lòng trung thành của khách hàng.
· Theo quan niệm của các nhà
kinh tế học theo trường phái lợi ích. Giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được
trong tương lai. Với các lợi ích được xem xét theo hướng tích cực là loại trừ rủi
ro. Như việc áp dụng dây chuyền sản xuất mang đến chất lượng, năng suất như thế
nào. Đáp ứng được cho bao nhiêu người dùng trong khoảng thời gian nhất định. Từ
đó tính toán các lợi nhuận. Xác định giá trị doanh nghiệp tăng lên theo thời
gian.
§
PHẢN ÁNH GIÁ TRỊ DOANH
NGHIỆP TRONG TÌNH TRẠNG CỤ THỂ.
Với cách tiếp cận theo tình trạng doanh nghiệp. Có thể phản ánh
giá trị doanh nghiệp thông qua: Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị
thanh lí và giá trị còn lại (giá trị thu hồi), giá trị hoạt động. Đây là các phản
ánh khác nhau, từ đó cũng thể hiện giá trị doanh nghiệp theo nó.
· Giá trị thị trường là giá trị phản ánh các định giá dựa trên yếu tố thị trường.
Khi đó, doanh nghiệp tiến hành xác định các tài sản của mình. Cùng với xem xét
các tài sản tương tự trên thị trường. Từ đó xác định được tổng giá trị các tài
sản doanh nghiệp.
· Giá trị sổ sách: Các tài sản của doanh nghiệp vẫn được xác định. Và việc định
giá chúng được thực hiện thông qua các sổ sách, hóa đơn mua bán tài sản. Các
báo cáo, phiếu nhập kho, xuất kho; các chi phí,… Từ đó xác định được tổng giá
trị tài sản của doanh nghiệp.
· Giá trị thanh lý: Được xác định khi doanh nghiệp phá sản và tiến hành hoạt động
thanh lý tài sản. Các tài sản được tham gia thanh lý là tài sản hữu hình. Bao gồm
bất động sản, hàng tồn kho, máy móc thiết bị. Giá trị doanh nghiệp khi thanh lý
thường thấp.
· Giá trị còn lại: Được xác định sau khi trừ các khấu hao. Đây là giá trị doanh
nghiệp mong muốn nhận được khi tiến hành hoạt động. Cho nên nó còn được gọi tên
là giá trị thu hồi.
· Giá trị hoạt động: Là giá trị doanh nghiệp khi bán doanh nghiệp vẫn hoạt động bình
thường. Được xác định bằng tổng giá trị tài sản vô hình và hữu hình. Giá trị hoạt
động được định giá càng cao khi các tiềm năng mà tài sản mang lại trong tương
lai càng lớn. Đặc biệt là các tiềm năng từ tài sản vô hình.
§
Yếu tố tác động đến giá
trị doanh nghiệp
·
Hiện trạng tài sản của doanh
nghiệp.
·
Uy tín kinh doanh của doanh
nghiệp.
·
Năng lực quản trị kinh doanh
của doanh nghiệp.
·
Trình độ kĩ thuật và tay nghề
của người lao động.
-------------------------------------------------------
NGUYỄN ĐỨC HẬU |True Wealth
Người dí theo lý tưởng đẹp
· Phone: 0989.48.2347 (zalo/whatsapp)
· Website: www.nguyenduchau.asia
· Tiktok: https://www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia
· CLB Doanh nhân: https://zalo.me/g/lweahk430
· Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628