Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Kiểm toán

Kiểm toán là một khái niệm không còn quá xa lạ trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác về khái niệm này. Vậy, kiểm toán thực sự là gì?

 

1.   KIỂM TOÁN LÀ GÌ?

Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lí do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

 

2.    CÁC CÔNG VIỆC CỦA KIỂM TOÁN LÀ GÌ?

Hiểu một cách đơn giản, các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giãi thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:

§  Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.

§  Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.

§  Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

 

Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.

 

3.    Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA KIỂM TOÁN:

§  Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm

§  Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến đối tượng kiểm toán như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác…

§  Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ

§  Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung.

§  Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lợi ích con người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh của hoạt động tài chính, là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp kỹ thuật rất đặc thù.

§  Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý.

§  Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý.

§  Trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh…việc duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng chỉ có được trên cơ sở xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực.

§  Ý nghĩa lớn nhất của kiểm toán là quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai.

 

4.    Có 3 loại kiểm toán

§  Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.

§  Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.

§  Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.

Như vậy, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn, họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn như độc lập, không chịu sự chi phối từ khách hàng, phải đánh giá khách quan và thực tế, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

________________________________________

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cũng như điều khoản điều kiện của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư nên lựa chọn tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn uy tín, tìm kiếm nguồn thông tin minh bạch. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu các thông tin trái phiếu minh bạch và đầy đủ tại www.mosagroup.com.vn

-------------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HẬU |True Wealth

Người dí theo lý tưởng đẹp

·        Phone: 0989.48.2347 (zalo/whatsapp)

·        Website: www.nguyenduchau.asia

·        Tiktok: https://www.tiktok.com/@nguyenduchau.asia

·        CLB Doanh nhân: https://zalo.me/g/lweahk430

·        Diễn Đàn Đầu Tư: https://zalo.me/g/ljfbsq628

·        Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenduchauinsights/

·       Blog: https://nguyenduchauinsights.blogspot.com/


#nguyenduchau